-
Giỏ hàng của bạn trống!
-14%
Sữa ong chúa 100g
190,000 ₫
82 lượt xem
12 lợi ích sức khỏe tiềm năng của sữa ong chúa
Sữa ong chúa là một chất có dạng gelatin (dạng keo) được sản xuất bởi những con ong thợi để nuôi ong chúa và con non của chúng. Sữa ong chúa thường được bán như một chất dinh dưỡng bổ sung trong chế độ ăn uống nhằm điều trị một số bệnh về thể chất và các bệnh mãn tính. Mặc dù nó đã được sử dụng từ lâu trong chuyên ngành y học cổ truyền, nhưng các ứng dụng của của sữa ong chúa trong y học phương Tây vẫn còn gây tranh cãi. Dưới đây là 12 lợi ích tiềm năng của sữa ong chúa.
1. Chứa nhiều loại chất dinh dưỡng
Thành phần chủ yếu của sữa ong chúa bao gồm nước, carbs, protein và chất béo. Tuy nhiên, thành phần hóa học đầy đủ của sữa ong chúa vẫn chưa được biết rõ, nhưng những tác dục có lợi của nó đối với sức khỏe được cho là xuất phát từ các protein và axit béo đặc biệt của sữa ong chúa.
Sữa ong chúa chứa chín glycoprotein đặc biệt được gọi chung là protein sữa ong chúa (MRJP) và hai axit béo, axit trans-10-Hydroxy-2-decenoic và axit 10-Hydroxydecanoic. Ngoài ra, sữa ong chúa cũng chứa một số vitamin B và khoáng chất vi lượng. Tuy nhiên, thành phần dinh dưỡng thay đổi đáng kể giữa các nguồn sữa ong chúa. Một số vitamin thường có trong sữa ong chúa bao gồm:
- Thiamine (B1)
- Riboflavin (B2)
- Axit pantothenic (B5)
- Pyridoxin (B6)
- Niacin (B3)
- Axit folic (B9)
- Inositol (B8)
- Biotin (B7)
Những chất dinh dưỡng này có thể cung cấp một số lợi ích sức khỏe tiềm năng, mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn về những hợp chất đặc biệt này.
Thành phần chủ yếu của sữa ong chúa bao gồm nước, carbs, protein và chất béo
2. Có thể cung cấp tác dụng chống oxy hóa và chống viêm
Sữa ong chúa được biết đến rộng rãi với tác dụng giảm viêm và stress oxy hóa. Trong nhiều nghiên cứu trên ống nghiệm và động vật, các axit amin cụ thể, axit béo và các hợp chất phenolic có trong sữa ong chúa dường như có tác dụng chống oxy hóa mạnh.
Ngoài ra, một số nghiên cứu trên ống nghiệm cho thấy mức độ giảm của các tác nhân gây viêm được giải phóng từ các tế bào miễn dịch khi được bổ sung sữa ong chúa.
3. Có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch bằng cách tác động đến mức cholesterol
Cả nghiên cứu trên động vật và người đều chứng minh rằng sữa ong chúa có thể tác động tích cực đến nồng độ cholesterol và do đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Mặc dù cơ chế chính xác vẫn chưa rõ ràng, các protein đặc biệt trong sữa ong chúa có thể giúp giảm cholesterol. Một nghiên cứu kéo dài 12 tuần cho thấy những con thỏ được bổ sung sữa ong chúa làm giảm đáng kể cholesterol toàn phần và LDL xấu lần lượt là 28% và 23%.
Tương tự như vậy, một nghiên cứu kéo dài một tháng ở người cho thấy mức giảm cholesterol 11% cholesterol toàn phần và 4% LDL cholesterol xấu ở những người dùng khoảng 3 gram sữa ong chúa mỗi ngày. Ngược lại, một nghiên cứu nhỏ khác ở người lại cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về nồng độ cholesterol giữa những người tham gia được điều trị bằng sữa ong chúa và những người dùng giả dược.
Mặc dù các nghiên cứu này rất hứa hẹn, nhưng cần nhiều nghiên cứu hơn để hiểu rõ hơn về tác dụng của sữa ong chúa đối với sức khỏe của tim mạch.
Sữa ong chúa có thể tác động tích cực đến nồng độ cholesterol và do đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
4. Có thể hỗ trợ chữa lành vết thương và phục hồi da
Sữa ong chúa được sử dụng bằng đường uống tại chỗ, có thể hỗ trợ chữa lành vết thương và các tình trạng viêm da khác. Nó được biết là có tác dụng kháng khuẩn, có thể giữ cho vết thương sạch sẽ và không bị nhiễm trùng.
Một nghiên cứu trên động vật cho thấy sự gia tăng sản xuất collagen ở chuột khi được sử dụng chiết xuất từ sữa ong chúa. Collagen là một protein cấu trúc quan trọng để phục hồi da.
Một nghiên cứu ống nghiệm cho thấy khả năng sửa chữa mô tăng cường đáng kể trong các tế bào người được điều trị bằng sữa ong chúa.
Ngược lại, một nghiên cứu gần đây ở con người đã không nhận thấy bất kỳ sự khác biệt nào trong việc chữa lành vết thương giữa nhóm đối chứng và những người tham gia điều trị loét chân do tiểu đường khi được bôi tại chỗ bằng sữa ong chúa.
Cuối cùng, cần nhiều nghiên cứu hơn về tác dụng của sữa ong chúa trong việc chữa lành vết thương và sửa chữa mô.
5. Protein đặc biệt có thể làm giảm huyết áp
Sữa ong chúa có thể bảo vệ tim và hệ tuần hoàn của bạn bằng cách giảm huyết áp. Một số nghiên cứu ống nghiệm chỉ ra rằng các protein đặc biệt trong sữa ong chúa làm giãn các tế bào cơ trơn trong tĩnh mạch và động mạch, do đó làm giảm huyết áp.
Một nghiên cứu trên động vật gần đây đã đánh giá thực phẩm chức năng có kết hợp sữa ong chúa với các chất có nguồn gốc từ ong khác và cho thấy có tác dụng giảm huyết áp đáng kể ở nhóm sử dụng sữa ong chúa. Tuy nhiên, vai trò chính xác của sữa ong chúa trong phần bổ sung này là không rõ ràng. Cần nhiều nghiên cứu hơn để hiểu mối quan hệ sữa ong chúa với huyết áp.
Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.